Liên kết website
Tư vấn trực tuyến
  • Tư vấn Sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn Đầu tư
  • Tư vấn Doanh nghiệp
  • Tư vấn Pháp lý
Thống kê truy cập
Việt Nam là mẫu hình về sở hữu trí tuệ cân bằng - ipic, luat, luật, tư vấn đầu tư, tu van dau tu, tư van doanh nghiep

Tin tức

Việt Nam là mẫu hình về sở hữu trí tuệ cân bằng

Đây là đánh giá của bà Angela Deppeler, Viện Sở hữu trí tuệ Liên bang Thụy Sỹ tại buổi lễ tổng kết Dự án Việt Nam - Thụy Sỹ về sở hữu trí tuệ (SVIP) diễn ra vào sáng nay, ngày 18/05 tại Hà Nội.

Nhằm đánh giá kết quả cũng như tác động sau ba năm triển khai, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP), Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) và Viện Sở hữu trí tuệ Liên bang Thụy Sỹ đã phối hợp tổ chức buổi lễ tổng kết Dự án Việt Nam – Thụy Sỹ về sở hữu trí tuệ.

Dự án SVIP đã đóng góp to lớn vào việc nâng cao năng lực của hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam. Ảnh: L.V.

Dự án Việt Nam – Thụy Sỹ về sở hữu trí tuệ do chính phủ Thụy Sỹ tài trợ diễn ra trong thời gian 3 năm (6/2007 – 6/2010) với tổng ngân sách khoảng 1 triệu đô la Mỹ.

Đây là dự án thứ 2 tiếp sau sự thành công của Chương trình Hợp tác Đặc biệt (Chương trình SPC) triển khai từ 2001 - 2006 nằm trong chương trình của Hiệp định Việt Nam – Thụy Sỹ về Bảo hộ sở hữu trí tuệ và Hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ký ngày 7/7/1999.

Nếu hợp tác đầu tiên (Chương trình SPC) tập trung vào việc xây dựng khung pháp lý về sở hữu trí tuệ của Việt Nam cho phù hợp với các tiêu chuẩn của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì dự án hợp tác lần này nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc đưa sở hữu trí tuệ vào cuộc sống thường ngày của người dân.

Nội dung của dự án bao gồm việc thúc đẩy triển khai Luật Sở hữu trí tuệ; xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm của Việt Nam; tăng cường việc bảo hộ tri thức truyền thống và văn hóa dân gian của Việt Nam; đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ tại các trường đại học,…

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Đình Tiến, Thứ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cao những đóng góp to lớn của dự án đối đã cảm ơn sự trợ giúp mà
Chính phủ Thụy Sỹ dành cho Việt Nam.

Ông Lê Đình Tiến cũng nhấn mạnh các đóng góp to lớn của dự án SVIP đối với sự phát triển một hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam hiệu quả.

Đại diện phía Thụy Sỹ, ông Alain Burdet, Phó Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam đã chúc mừng dự án SVIP đã có những thành tự nổi bật.

Ông cũng vui mừng vì Việt Nam đã sẵn sàng và có khả năng tự lực tiếp tục phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ của mình.

Đồng thời, ông Burdet cũng đề cập đến những thách thức mà hai quốc gia Thụy Sỹ và Việt Nam đang phải đối mặt nhằm bảo đảm bảo hộ một cách thỏa đáng quyền sở hữu trí tuệ, hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường thúc đẩy đầu tư thương mại.

Với tư cách là đồng Giám đốc dự án, bà Angela Deppeler, Viện Sở hữu trí tuệ Liên bang Thụy Sỹ đánh giá cao năng lực của hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Bà Deppeler nói: “Việt Nam là một quốc gia điển hình về phát triển kinh tế ở châu Á. Do vậy Việt Nam cũng là một hình mẫu trong sở hữu trí tuệ cân bằng và SVIP là một kiểu mẫu về dự án sở hữu trí tuệ có tính chuyên môn hóa cao”.

Thụy Sỹ đã hỗ trợ song phương cho Việt Nam từ năm 1993 với mục tiêu tổng thể giảm nghèo thông qua phát triển kinh tế bền vững. Việt Nam cũng là một trong 7 quốc gia ưu tiên của Chương trình hợp tác phát triển kinh tế của Thụy Sỹ.


Theo Lê Văn - Vietnamnet

Quay lại trang trước
Tin tức khác